Mới
- Bạn đã bao giờ suy nghĩ miên man, ra rất nhiều ý tưởng nhưng chốt lại không có gì rõ ràng và tập trung?
- Bạn tranh luận với ABCXYZ rất hăng, rồi đến 1 thời điểm bạn khựng lại vì … không nhớ cả 2 đang tranh luận về cái gì? Tại sao lại bắt đầu?
- Có 1 chủ đề hệ trọng luôn thường trực trong đầu bạn, suy nghĩ cả ngày lẫn đêm nhưng càng suy nghĩ càng lùng bùng, không biết giải pháp thế có tốt không, có thực sự hợp lý không?

Đây là những triệu chứng tôi thường gặp trước đây.

Ở đây tôi sẽ luôn viết dưới góc độ business để thể hiện Kĩ năng giải quyết vấn đề được áp dụng sâu vào rộng đến việc điều hành và quản trị công việc kinh doanh như thế nào, chứ không phải là lý thuyết xuông.

[​IMG]

Bước đầu tiên của Problem solving - KNGQVĐ là Problem definition – Định nghĩa vấn đề. Lý thuyết của phần này ở mức đơn giản thì chỉ cần học 1 keyword: SMART!
Có lẽ rất nhiều người đã quen thuộc với SMART, nó bao gồm:
S – Specific: chi tiết, cụ thể
M – Measurable: đo đếm được, lượng hóa được
A – Actionalbe (Ambitious): có thể dẫn đến hành động, và gần đây tôi thấy có nghĩa là Ambitious – tham vọng cũng rất hay
R – Realistic (Relevant): thực tế, có thể đạt được, phù hợp ngữ cảnh
T – Timebound: định nghĩa khoảng thời gian cụ thể

Rất đơn giản phải không ạ? Nhưng để áp dụng hiệu quả thì cũng cần có kinh nghiệm và tập luyện.

Một vài ví dụ thực tế:
Ví dụ 1: Tôi và sales team muốn train về kĩ năng tiếp cận khách hàng. Cách training hàng tuần của chúng tôi rất đơn giản: áp dụng problem solving để giải quyết vấn đề này. Vậy định nghĩa vấn đề một cách SMART là gì? Một vài đề bài được đưa ra:
- Làm sao để truyền tải được thông điệp của chúng ta đến khách hàng trong 10 giây đầu tiên của cuộc gọi?
- Làm sao để khách hàng chịu trao đổi chi tiết với chúng ta trong cuộc điện thoại đầu tiên mà không dập máy sớm?
- …
Và đáp án mà team thống nhất là:
- Làm sao để tăng tỉ lệ tiếp cận thành công từ 33% lên 50% sau 1 tháng, trong khi vẫn giữ nguyên số lượng cuộc tiếp cận.
- Note 1: tiếp cận thành công là đặt được cuộc hẹn
- Note 2: tiếp cận có rất nhiều cách, không chỉ bao gồm gọi điện thoại (cold calling), (cái này sẽ link đến bước tiếp theo – cấu trúc vấn đề)
Ví dụ 2:
Mục tiêu cho doanh nghiệp:
- Xây dựng một doanh nghiệp thành công với vị thế vững mạnh và dẫn đầu trên thị trường X
- => Làm sao để đạt được doanh thu 500 tỷ sau 5 năm?
Ví dụ 3:
Xây dựng đội ngũ vững mạnh:
- Làm sao để xây được một đội ngũ mạnh cho công ty của tôi
- => Làm sao để tăng hiệu suất trên từng nhân viên từ 2 tỷ/năm lên 4 tỷ/năm và khống chế tỉ lệ giữ nhân sự ở mức 80%/năm trong 2 năm tới?

Qua 3 ví dụ trên chắc bạn đã hiểu, để định nghĩa được một vấn đề đúng và chính xác không hề đơn giản. Đặt được định nghĩa tốt đôi khi đã giúp bạn giải quyết 50% của vấn đề, còn nếu bạn đặt định nghĩa sai thì … chúc bạn may mắn, tất cả các bước tiếp theo của problem solving sẽ đi theo 1 hướng hoàn toàn khác.

Cách tốt nhất để đặt vấn đề là áp dụng ‘Aspirational target’ – đặt mục tiêu cao và thách thức: ở McKinsey, mục tiêu chúng tôi đặt ra luôn ở mức ‘aspirational’, tức là cao đến mức gần như chạm đến ngưỡng unrealistic – không thực tế. Tại sao? Rất đơn giản: 1) không ai muốn giải quyết vấn đề quá dễ, nếu bạn đã mất công giải quyết vấn đề thì sao không xử lý luôn 1 vấn đề tham vọng; 2) khi bạn bị ép giải quyết vấn đề khó, bạn sẽ lại áp dụng kĩ năng giải quyết vấn đề để nâng từ ‘dễ dàng’ lên ‘gần như không thể’

Bonus: Các thông tin khác có thể bổ sung để phần xác định vấn đề được đầy đủ nhất (hình đi kèm):
- Context – Bối cảnh: công ty đã không tăng trưởng trong 3 năm liên tiếp, nhân sự đang ra đi ở tốc độ 60%/năm, …

- Key stakeholders – Các thành phần liên quan chính: CEO, BOD, toàn thể nhân viên, công đoàn, …

- Criteria for success – Tiêu chuẩn đánh giá thành công: đạt được mục tiêu đề ra

- Scope of solution space – Không gian của giải pháp: tập trung vào ngành bán lẻ, tập trung vào bộ phận Vận hành và Tài chính

- Constraints – Các hạn chế : không được thực hiện M&A

Phần tiếp theo sẽ là về Cấu trúc vấn đề, bước quan trọng nhất trong tất cả các bước của KNGQVĐ.

Chia sẻ bên lề: Tại sao tôi lại chia sẻ kĩ năng này?

Có bạn cho rằng đây lại là 1 loạt bài về học kĩ năng trực tuyến. Không sai, nhưng với kinh nghiệm của tôi và nhiều thế hệ đi trước, tôi tin rằng đây là kĩ năng quan trọng, nền tảng cho người làm kinh doanh/quản trị. Có rất nhiều lý thuyết sách vở bạn có học bằng cách google search, nhưng có rất nhiều điều bạn có thể tự giải quyết bằng khả năng suy nghĩ của chính mình.

Ở McKinsey chúng tôi hay khuyến khích sử dụng ‘clean sheet approach’, tức là thay vì đi tìm lời giải có sẵn ở trong Kho tàng kiến thức rộng lớn của công ty, trước hết hãy thử áp dụng KNGQVĐ trên 1 tờ giấy trắng, tự mình tìm đưa ra lời giải version 1,2,3 của mình trước đã. Luyện tập sẽ giúp bạn trở nên nhanh nhạy hơn, đồng thời, không phải lý thuyết nào ở ngoài cũng có thể áp dụng một cách phù hợp trong trường hợp của bạn. Xét cho cùng, không ai hiểu rõ tình huống của bạn hơn chính bạn, và quan trọng nhất, các giải pháp được đưa ra trước đây cũng chỉ là được xây dựng dựa trên KNGQVĐ và kinh nghiệm thực tế của người đi trước.

link bài viết: Định nghĩa vấn đề: Đầu tiên và không thể thiếu